Translate

Friday 27 February 2015

Tại sao Trung Cộng lại cho gây dựng các Viện Khổng Tử?

Bác Thụy Nguyễn có gửi cho Phương Bích một bài viết. Phương Bích xin được đăng lên đây, để mọi người cùng chia sẻ. Xin cảm ơn bác Thụy Nguyễn 

Vừa qua trên các trang mạng bên nhà có rất nhiều bài bàn về hiện trạng các Học Viện Khổng Tử  đang được Trung Cộng tìm cách triển khai tại nhiều nơi trên thế giới . Báo Foreign Affairs số September/October 2014 cũng có một bài điểm sách liên quan đến vấn đề này, với tựa đề là "Can't Buy Me Love - China's New Rich and Its Crisis of Values" , tạm dịch là "Không thể Mua Tình Yêu cho Tôi - các Nhà Giầu Mới bên Trung Quốc với các Giá Trị Căn Bản bị Khủng Hoảng (nói cách khác là Tâm Linh đang bị Sáo trộn)", của John Osburg là GS Phụ Giảng về Nhân Chủng Học tại đại học Rochester và đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách với tựa đề là "Anxious Wealth: Money and Morality Among China's New Rich", tạm dịch Giầu Sang trong Lo âu - Tiền và Luân lý trong giới các nhà Giầu Mới bên Trung Quốc .

Để làm bình luận tác giả J. Osburg dựa vào một số sự kiện nêu trong sách vừa được xuất bản (năm 2014) với tựa đề là "Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China", tạm dịch là "Thời đại của Tham Vọng - Chạy theo Tiền tài, Sự thực và Niềm tin trong một nước Trung Hoa Mới" của Evan Osnos , là phóng viên, lúc đầu ở Bắc Kinh cho tờ "Chicago Tribune" và tiếp theo cũng tại Bắc Kinh, làm ký giả cho báo "The New Yorker", tất cả vào thời điểm từ 2005 cho đến 2013. Theo như ông thì vào cuối thập niên 70 khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới và mở cửa kinh tế thì các chuyên gia của phương Tây cũng như một số người trong ban lãnh đạo của TQ  đều nghĩ là tiến bộ về kinh tế sẽ dẫn đến cải tổ về chính trị . Theo các mô hình để làm tiên đoán về chính trị học thì đó là chuyện đương nhiên không thể tránh được. Nhưng việc này đã không xẩy ra mặc dầu trong những năm 80 đã có sự thành hình của các nhóm "Thiên về Dân chủ" trong lớp trẻ . Và hy vọng đã bị dập tắt khi đảng CSTQ đã tàn nhẫn đè bẹp trong máu cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989 . Hai mươi lăm năm sau sự kiện bi thảm nêu trên , Kinh tế của TQ không những đã không ngừng phát triển mà còn phát rất nhanh hơn mọi dự đoán cũng như hơn mọi mong đợi.

Mặc dầu Xã hội TQ cũng có những thay đổi trong nhiều địa hạt nhưng thể chế chính trị thì vẫn bị đóng băng, không những không hề tiến mà còn có phần bị lùi đi là khác. Nhất là để thách thức phương Tây chính phủ hiện nay của Tập Cận Bình còn cố tình đem một số chủ trương thời Mao Trạch Đông ra để áp dụng, mặc dầu sau khi Mao qua đời vào năm 1976 một số không nhỏ trong giới lãnh đạo đảng đã tỏ ý muốn cải tiến Hệ thống chính trị. Ví dụ như trong một bản nháp (drafted document) được soạn thảo vào năm ngoái (tức 2013) Ban chấp hành Trưng ương đảng CSTQ đã tố cáo rằng tất cả các kêu gọi để đấu tranh cho một Hiến pháp với " Pháp Quyền" chỉ là ý đồ  muốn làm suy yếu Ban Lãnh đạo hiện hành cũng như muốn làm suy thoái Xã hội chủ nghĩa với đặc tính cai trị kiểu Trung Hoa (trích: For example, a document drafted last year by the party's Central Committee denounces any call for "defending the constitution" or the "rule of law" as an attempt to undermine the current leadership and the socialism-with Chinese-characteristics system of governance").

Sự phát triển Kinh tế đã tạo ra một từng lớp trung lưu và một từng lớp thượng lưu rất giầu có. Nhưng, không như dự đoán, lớp giầu mới này, thay vì thúc đẩy cho sự hình thành một chánh thể "đại diện" hơn (political representation), tốt đẹp hơn v.v. thì đa số giới trung lưu, đã chỉ có ước vọng là làm sao mua được một căn nhà và nuôi được con cái cho thành người. Do đó họ chấp nhận hiện tại và đa số còn sẵn sàng hợp tác với đảng CSTQ. Nếu không chấp nhận thì họ đi di cư ra nước ngoài chứ không có chuyện chống lại nhà nước. Spectrum "kinh tế/xã hội" (spectrum socioeconomic) cho thấy giới trẻ ngày nay bên Trung quốc không còn có các hoài bão đã một thời đưa hàng ngàn sinh viên của thế hệ trước xuống đường vào năm 1989 . Hệ thống giáo dục thì làm triệt tiêu mọi ý tưởng chống đối thành sinh ra lớp trẻ chỉ có ước vọng là làm sao có được cái IPhones và làm sao mua được các đồ trang sức hiệu đắt tiền Louis Vuitton, thay vì tranh đấu cho Dân chủ (trích: ..many young Chinese seem more interested in buying iPhones and Louis Vuitton products than in fighting for democratic change).

Theo ký giả Evan Osnos, nhìn mặt nổi không thôi thì thấy vậy nhưng nếu để ý theo dõi các thành phần như thầu khoáng, nhà báo, nghệ sĩ, các nhà bất đồng chính kiến v.v.. thì sẽ thấy là xã hội Trung Hoa đang hướng tới một giá trị căn bản hơn:  Đó là sự đi tìm lại nhân phẩm (dignity). Thật vậy, đành rằng sự phát triển kinh tế làm người ta chạy theo vật chất cũng như khuyến khích tiêu thụ một cách thả giàn nhưng đồng thời cững đã giúp cho dân trí mở mang hơn nhờ du lịch. Sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đã đem đến một số giá trị mới về tinh thần . Ngoài ra, một phần của sự đi tìm lại nhân phẩm cũng là do người dân thấy được các mối nguy hiểm tiềm ẩn như sự tàn phá môi trường , như các bong bóng KT không biết nổ lúc nào, cũng như sự đổ vỡ không tránh được của cả hệ thống, do tham những . Tóm lại họ cẳm nhận được là sự giầu sang của TQ chỉ như "bọt nổi" (frothy good time) chứ không có cái gì là bền vững cả. Sau thảm sát ở Thiên An Môn, đảng CSTQ tưởng là với đời sống vật chất được cải thiện thì dân sẽ không quan tâm đến chính trị nữa vì mải lo kiếm tiền .

Vào thời Mao thì dân bị nhồi sọ chủ thuyết Mác/Lê  với tư tưởng Mao ít . Sau khi Mao chết vào năm 1976 thì đảng CSTQ quay sang chủ nghĩa "xã hội tiêu thụ" (société de consommation) làm người dân bình thường bị rơi vào tình trạng gọi là bị rỗng tâm linh "spiritual vacuum" đến không còn "nhân tính" nữa như chuyện xẩy ra vào năm 2011 cho bé Yueyue hai tuổi cho thấy . Em này bị một chiếc xe Van đâm phải trên một con đường nhỏ trong một khu chợ . Có mười tám người đi qua thấy em bé bị thương nhưng không ai dừng lại để cứu giúp làm em bị thêm một xe nữa cán lên rồi tài xế cũng tỉnh bơ đi tiếp tục chứ không ngừng lại để chăm sóc . Sau cùng  em được một người già đi nhặt đồ phế thải cứu giúp nhưng đã không sống sót được. Do đó ngày nay rất nhiều người trong giới trung lưu quay sang tìm cứu cánh trong các đạo Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Người ta ước tính là vào cuối thập niên 70 con số tín đồ theo công giáo chỉ có khoảng chừng vài triệu, sinh hoạt một cách lén lút thì nay số này đã tăng lên là sáu mươi bẩy triệu và còn hoạt động một cách công khai.

Vì vào những năm 80, tại các nước Đông Âu, cộng đồng công giáo đã đóng một vai trò đáng kể trong phong trào chống các chính thể CS thành đảng CSTQ rất lo ngại sự trổi dậy hiện nay của Thiên Chúa giáo ở bên TQ. Đang lo chưa xong, chưa biết đối phó ra sao thì lại bị thêm một sự trổi dậy khác còn đáng lo ngại hơn nữa . Đó là hiện tượng tại các thành phố lớn giới trung lưu người Hán ngày một nhiều thường mời các sư Tây Tạng đến làm thuyết pháp giảng đạo. Không những vậy họ còn gửi cả tiền cho để xây chùa ở tại Tây Tạng . Với đạo công giáo thì CSTQ còn có thể dán cho nhãn hiệu là đạo của ngoại bang "foreign religion" nhưng với đạo Phật thì không thể . Trước đây CSTQ cấm Khổng giáo vì cho rằng tư tưởng của Không Tử không những đã làm cản trở sự phát triển KT của nước Tầu mà còn làm cho xã hội bị tụt hậu "social backwardness" nhưng nay đã phải cho "vực dậy" để đối lại các khuynh hướng nêu trên. Và dầu sao thì thuyết này cũng chủ trương là dân phải có bổn phận thờ kính Hoàng đế đang trụ trì, để cho quốc gia có được sự ổn định và như vậy bất kể vị Hoàng đế đó là kẻ độc tài.

Theo PGS John Osburg thì không cần tìm đâu xa , ngay hiện nay CSTQ cũng đang phải đối diện một vấn đề rất nan giải . Vốn là các nông dân, trước đây bỏ nông thôi vào cuối thập niên 80 để lên thành thị làm việc trong các công xưởng, nay có con cái tốt nghiệp đại học, thành chỉ muốn có việc làm ở văn phòng chứ không còn chịu làm các công việc lao động như cha mẹ. Nhưng không kiếm ra việc vì kinh tế TQ chỉ sản xuất được loại "jobs" rẻ tiền như ráp các iPhones thành chúng sinh ra rất bất mãn, nhất là khi các bậc cha mẹ chúng đã phải vất vả hy sinh đồng lương "ba cọc ba đồng" để chúng được ăn học. Lại thêm trên mạng cho thấy cảnh các con nhà giầu loại gọi là "Rags to Riches" tức loại đổi đời từ nghèo sang giầu (nhờ có quan hệ) chạy ô tô hiệu Ferraris đắt tiền, gây tai nạn làm nát xe (nhưng không chút thương tiếc) cũng như thấy bọn đó đi ăn bữa ăn trị giá cả mười hai ngàn đô. Theo thống kê thì nhờ các chương trình tài trợ của chánh phủ để nâng cao giáo dục số học sinh có trình độ đại học ngày nay rất đông gấp mười một lần thời trước khi xẩy ra vụ thảm sát ở Thiên An Môn.

Dân TQ gọi đám con nhà nghèo có học nhưng đang phải sống chất đống trong các căn hộ trật hẹp tại các thành phố phồn thịnh miền duyên hải, là một bộ lạc kiến "the ant tribes" (không biết chúng đổ ra lúc nào để chích). Nhưng đám giầu cũng không sung sướng được lâu: theo ước tính của tạp trí Forbes vào năm 2011, thì thống kê tám năm trở về trước cho thấy là cứ bốn mươi ngày thì lại có một  tỷ phú TQ bị tử, không do bệnh tật mà do tự tử hoặc là bị ám sát hay bị hành quyết. Cũng vào năm 2011, với sự qua đời của ông Steve Jobs là người đồng sáng lập ra công ty Apple, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi ở TQ về việc làm sao để có thể sản xuất ra loại người có óc sáng tạo cũng như có óc biết cách biết đo lường sự rủi ro "risk taking" (để dám dấn thân như Steve Jobs), mà Hoa Kỳ có được không phải chỉ do có một nền kinh tế mạnh mà là nhờ cả vào sự kiện Hoa Kỳ có một xã hội cởi mở không bị cấm đoán như bên TQ. Người ta nghĩ là chừng nào mà TQ còn tìm cách kiểm soát các loại truyền thông như Facebook,Twitter và Youtube thì văn hóa về sáng tạo trong công nghệ … khó có thể sinh xôi nẩy nở và như vậy thì sẽ không thể tạo được các công ăn việc làm loại cao cấp (well-paying jobs) được trả thù lao hậu hĩnh (trích: Yet many doubt that a culture of technological innovation… can flourish in a country that blocks Facebook,Twitter and Youtube…).

Theo tôi tựa đề "Không thể mua cho tôi tình yêu" mà tác giả John Osburg đã chọn để đặt cho bài của mình ngụ ý để nói nhân phẩm thuộc diện "nhu cầu về tâm linh" là thứ không thể mua để đem cho được . Nói nôm na là đảng CSTQ tưởng có thể lấy "vật chất" đem cho dân để đổi lấy nhân phẩm là nhầm to . Dân không mắc lừa đâu vì thế mà một phim được chính phủ TQ tài trợ (năm 2010), nói về con người của Không Tử với tài tử Chow Yun-Fat trong vai ông triết gia thời cổ xưa này đã bị đại chúng tẩy chay (trích:... a state-financed 2010 Confucius biopic - starring Chow Yun-Fat as the ancient philosopher- was a massive flop at the box office). Còn ký giả Osnos thì kết luận trong sách của mình là" Sau ba mươi năm mở cửa cho tự do thông thương Trung cộng vẫn chưa đưa ra được một chủ thuyết thống nhất, (thành cũng như) đang hòa tấu một bản nhạc không có âm điệu chính- và cũng không có gì để cho thấy cái loại mà đất nước sẽ được dẫn tới (nói nôm na là không biết đưa đất nước đi về đâu) …(trích: "..it has no single unifying doctrine-no central melody-and there is nothing predestined about what kind of country it is becoming"…). Do đó CSVN đi theo CSTQ thì cũng như đi theo thằng mù dẫn đường mà thôi, thành chỉ có phá sản.

Thụy Nguyễn


3 comments:

  1. │ Hơn chục năm nay, giấc mơ 'cường quốc Văn hóa' mà đảng CSTQ ấp ủ, trước hết vung tiền tài trợ những viện KT thành những trung tâm Hoa ngữ tại các trường ĐH ở các nước phương Tây lúc đầu ăn khách, một phần do những ngôi trường đó không đủ kinh phí tự đài thọ. Đến khi họ kịp nhận ra đã là ngôn ngữ mà thiếu tự do thì chẳng thà chấp nhận bằng không!

    Chả biết rồi đảng CSTQ có thành công hay không khi mà đồng tiền vẫn đổ vào những nơi đang cần tiền. Thực ra, 'Quyền lực mềm' nắm trong tay kẻ độc quyền thì giá trị của thuyết hài "Hòa" (和 - hamony) trong viện Khổng Tử chẳng còn nghĩa lý gì! Chả phải nhìn đâu xa, trông ra Biển Đông đã thấy hết cả . .

    ReplyDelete
  2. "Cộng sản sinh ra trong chiến tranh lớn lên từ bạo lực và chết đi trong sự quyền rủa của cả nhân loại"

    ReplyDelete
  3. Nguyệt Đồng Xoài8 March 2015 at 22:29

    Tình đoàn kết hữu nghị Việt Trung là do chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun xới. Nhờ vũ khí và viện trợ kinh tế của Trung Quốc, mà chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng CSVN quang vinh lãnh đạo cuộc chiến tranh giết chóc tàn phá người anh em miền Nam dưới vĩ tuyến 17 và ném nhiều thanh niên phụ nữ miền Bắc, tài nguyên kinh tế miền Bắc vào cuộc giết chóc nồi da xáo thịt lớn vô tiền khoán hậu trong lịch sử VN, để chủ tịch Hồ và đảng CSVN theo lệnh quốc tế cộng sản mở rộng bờ cõi chủ nghĩa cộng sản, và cũng theo lơì đồng chí Lê Duẫn:

    "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc".

    Cái gì cũng cho Trung Quốc, vì Trung Quốc, do Trung Quốc, thì việc mở rộng các học viện Khổng Tử ở VN đâu có chi là lạ. Từ từ tiệm tiến để hoàn thành hiệp ước Thành Đô ước mơ thế giới Cộng sản đại đồng (cùng biên giới, cùng văn hóa...) bằng cách sát nhập VN vào Trung Quốc năm 2020 do đảng CSVN đồng ý.

    ReplyDelete